HÁI LỘC ĐẦU NĂM – CÁCH HÁI LỘC ĐÚNG CÁCH VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI HÁI LỘC ĐỂ MANG VỀ MAY MẮN CẢ NĂM

HÁI LỘC ĐẦU NĂM - CÁCH HÁI LỘC ĐÚNG CÁCH VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI HÁI LỘC ĐỂ MANG VỀ MAY MẮN CẢ NĂM

Hái lộc đầu năm còn gọi là thỉnh lộc lá là một phong tục truyền thống đậm chất văn hóa tại Việt Nam, đánh dấu sự khởi đầu mới và đầy tươi mới cho mọi gia đình. Hành động này không chỉ mang theo hy vọng về may mắn, phúc lộc mà còn là cách để kết nối tâm hồn với nguồn năng lượng tích cực từ thiên nhiên. Những bông hoa tươi non, những cành cây xanh mướt là biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở, và là lời chào tạm biệt năm cũ, đón chào năm mới tràn đầy những hy vọng tốt đẹp.

Những năm gần đây, nhận thức của nhiều người về tục hái lộc đầu xuân đã sai lệch, biến tập tục này trở thành hủ tục. Vậy cách hái lộc đầu năm thế nào là đúng? những lưu ý gì trong khi hái lộc để cả năm luôn được máy mắn? Winbet889 chia sẻ với bạn trong bài viết cụ thể sau đây.

HÁI LỘC ĐẦU NĂM LÀ GÌ?

Hái lộc đầu năm là gì?
Hái lộc đầu năm là gì?

Hái lộc đầu năm là phong tục có từ rất lâu trong văn hóa của người Việt ta. Được hiểu thuần nhất ý nghĩa của việc này là thu thập may mắn đầu năm bằng cách cắt những đoạn cành cây, thường được biết đến như cành lộc khi đi lễ chùa vào đêm giao thừa và mang về nhà để chưng với ngụ ý đón lộc.

Những cành lộc này có thể được lấy từ cây đa, cây đề, cây si, hoặc thậm chí là lá chè tùy theo vùng miền. Cây được chọn thường là những loại cây có sức sống mãnh liệt, xanh tươi quanh năm, biểu tượng cho sự sinh sôi và nảy nở của may mắn, thịnh vượng. Hoạt động hái lộc không chỉ là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa, mà còn là một nghi lễ tâm linh quan trọng trong tín ngưỡng dân gian.

Việc này không chỉ là một trong những hoạt động không thể thiếu đối với người dân Việt Nam vào mỗi dịp Tết cổ truyền, mà còn làm tăng thêm niềm tin, nâng cao tinh thần lạc quan, hy vọng về những tích cực hơn cho cuộc sống mới bắt đầu.

NGUỒN GỐC CỦA PHONG TỤC HÁI LỘC

Nguồn gốc của phong tục hái lộc
Nguồn gốc của phong tục hái lộc

Phong tục hái lộc đầu năm đã xuất hiện từ rất lâu đời. Chuyện xưa kể rằng, vua Hùng đã mời các Lạc Hầu, Lạc Tướng, thần dân và các con đến truyền dạy răng: “Nay các con đã khôn lớn, ta muốn các con đi dạy dân làm ăn và trấn cứ các nơi” vào ngày đầu xuân năm mới.

Nghe lời cha phán truyền, tất cả các con đều lưu luyến không muốn chia tay mà muốn ở lại cùng cha mẹ. Các Lạc Hầu, Lạc Tướng và dân làng chưa biết tấu trình với Vua thế nào thì Hoàng hậu thưa: “Các con đều luyến mẹ, thương cha không muốn đi xa, ta nghĩ rằng Nhà vua nên làm lễ tế trời đất rồi dùng cách hái lộc chia cho các con… các con ai nhận được cành lộc đi phương nào thì phương ấy mà đi”.

Nghe Hoàng hậu nói, Vua Hùng đã lệnh truyền cho các Lạc Hầu, Lạc Tướng và các con về nhà nghỉ rồi chọn ngày lành tháng tốt, Vua làm lễ tế trời đất trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Chờ lúc canh sang Vua cùng Hoàng hậu vào rừng hái lộc đầu xuân. Sáng sớm, khi mặt trời xuất hiện, Vua và các con chia nhau mỗi người một cành lộc và dạy rằng:

Non ở nhà, già đi ấpChẵn lên non, còn lẻ xuống biển

Các con hãy nghe lời Vua cha căn dặn, mang cành lộc này đi trấn giữ ở các phương, răn dạy dân chúng làm ăn sao cho ai ai cũng được no ấm. Trên đường đi khó tránh khỏi hiểm nguy, nếu lỡ như gặp phải chuyện không may, các con nhớ cầm cành lộc còn đượm hơi sương này và vẩy lên trời thì thú dữ, ma tà đều phải sợ hãi bỏ chạy, không ai có thể làm hại được các con.”

Tuân lệnh Vua cha, các con quỳ lạy cha mẹ nhận cành lộc và chia nhau đi trấn giữ các miền. Nhà Vua cũng truyền cho dân làng cùng mở hội để tiễn các con lên đường. Từ đó, người Việt đã dần hình thành phong tục hái lộc. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử thăng trầm thì nét đẹp văn hóa đặc biệt này đã được phát huy, lưu truyền qua các thế hệ để trở thành một trong những phong tục không thể thiếu của ngày Tết cổ truyền Việt Nam.

Ý NGHĨA CỦA PHONG TỤC HÁI LỘC

Phong tục hái lộc đầu xuân là một nét đẹp văn hóa của người Việt. Phong tục này mang ngụ ý xin được hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho để có một năm phát tài, phát lộc và bình an. Bên cạnh đó là ước mong cho một năm mới với nhiều tốt đẹp sẽ tới, xua tan những điều không may trong năm cũ. 

Ý nghĩa của phong tục hái lộc
Ý nghĩa của phong tục hái lộc

“Lộc” ở đây không chỉ là tài lộc mà nó còn là may mắn, bình an của sự sinh trưởng dồi dào, tượng trưng cho sức mạnh của những gì tươi mới là động lực cho một năm mới phát triển vươn lên dù cho có khó khăn, khắc nghiệt đến thế nào.

CÁCH HÁI LỘC ĐÚNG CÁCH

Chọn cành lộc nhỏ

Chọn cành lộc nhỏ
Chọn cành lộc nhỏ

Hái lộc vào đêm giao thừa không chỉ là hoạt động truyền thống, mang lại may mắn, mà còn là hy vọng cho một cuộc sống gia đình trọn vẹn, hạnh phúc và ấm cúng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong quá trình hái lộc, không nên bẻ cành quá to hay mang theo dao để chặt đứt cành.

Trong quan niệm dân gian của người Việt rằng cây cối là những nơi linh thiêng chứa đựng năng lượng đặc biệt, không chỉ có sự hiện diện của thần linh mà còn là nơi thu hút những linh hồn ma quỷ. Do đó, khi chọn cây để hái lộc, việc ngắt cành to hay chặt cành lớn có thể không chỉ mang lại phúc lộc mà còn rước theo những linh hồn bất ổn.

Không chen lấn, tranh dành, xô đẩy khi đi hái lộc

Không chen lấn, tranh dành, xô đẩy khi hái lộc
Không chen lấn, tranh dành, xô đẩy khi hái lộc

Khi đến đình chùa, nơi được coi là thiêng liêng, việc xô đẩy, chen lấn và phá hoại cảnh quan chỉ để hái lộc là hành động hoàn toàn không thể chấp nhận. Mặc dù trong thâm tâm chúng ta có mong ước được nhận may mắn và phước lành, nhưng nếu trong lúc vô tình mà bỏ qua sự tôn kính trọng tại nơi linh thiêng, hành xử thiếu chu đáo và không tuân thủ lời dạy của Phật, chắc chắn chúng ta sẽ không thể đạt được những kết quả tích cực mà chúng ta hằng mong đợi khi hái lộc đầu năm.

Giữ tâm hồn thanh tịnh khi hái lộc

Giữ tâm hồn thanh tịnh khi hái lộc
Giữ tâm hồn thanh tịnh khi hái lộc

Tâm hồn là thứ soi sáng mọi thứ cho 1 con người, tâm hồn càng thanh tịnh thì lộc khi thỉnh về càng có giá trị và ý nghĩa sâu sắc. hái lộc chỉ là một trong những điều nhỏ mang ý nghĩa tâm linh mà hầu như mọi người đều thực hiện khi đón năm mới. Trong cuộc sống hằng ngày, như ông bà ta đã có câu “Cho đi là để nhận lại”, làm việc thiện, nói lời lành và nghĩ về những điều tích cực là cách tốt nhất mà ta có thể dễ dàng nhận được nhiều lộc nhất.

NHỮNG LƯU Ý KHI HÁI LỘC ĐẦU NĂM NÊN TRÁNH

Chọn vị trí đặt lộc

Chọn vị trí đặt lộc
Chọn vị trí đặt lộc

Khi đưa lộc đầu năm về nhà, hãy chuẩn bị sẵn vị trí đặt lộc trang trọng ở những nơi như phòng khách hoặc khu vực trước bàn thờ để tăng thêm sự linh thiêng.

Đối với những loại cây được hái lộc có sức chịu khô hạn tốt thì bạn chỉ cần đặt nơi sáng hạn chế bóng râm là vẫn có thể nảy nở tốt. Đối với các loại cây sống nhờ tưới nước thì bạn cần cắm chúng trong lọ nước sẽ giúp cây lộc giữ được sức sống lâu dài.

Lựa chọn lộc để hái

Lựa chọn lộc để hái
Lựa chọn lộc để hái

Nếu bạn hái lộc vào đêm giao thừa, hãy chọn lựa cẩn thận để tránh mang vào nhà những cành lá héo úa hoặc cành có gai nhọn, vì theo tín ngưỡng tâm linh, những cây này có thể mang theo sự xấu xa vào không gian sống của gia đình.

Thay đổi tư duy và lối sống

Thay đổi tư duy và lối sống
Thay đổi tư duy và lối sống

Ngoài việc hái lộc non và cầu nguyện đến Thần Phật trong ngày đầu năm mới, chúng ta cũng nên duy trì những công việc kiếm sống hàng ngày và thay đổi tích cực lối sống, tư duy, lời nói của mình. Thực hiện những hành động đúng đắn theo đạo đức và chuẩn mực xã hội vẫn là chìa khóa quan trọng để nhận được những thuận lợi và phúc khí trong cuộc sống.

Dùng cái tâm chân chính

Dùng cái tâm chân chính
Dùng cái tâm chân chính

Hái lộc quan trọng ở tâm người hái: Hãy giữ cho mình tâm hồn thoải mái, hướng thiện, vui vẻ, lạc quan khi hái lộc để mang xuân, mang phúc lộc về nhà. Bên cạnh hái lộc cầu Thần Phật thì năm mới chúng ta vẫn cần sự cố gắng, nỗ lực và phát triển bản thân để nhanh chóng gặt hái thành công, tài lộc.

NHỮNG ĐỊA ĐIỂM HÁI LỘC LINH THIÊNG TẠI 3 MIỀN VIỆT NAM

Đi chùa vào mỗi dịp đầu năm là một nét đẹp truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Nhiều người đến chùa với ý nghĩa là học Phật, theo Phật, hành thiện tích đức còn một số ít người đến chốn cửa thiền để cầu phước, xin phúc lành vào mỗi dịp đầu xuân.

Địa điểm hái lộc linh thiêng
Địa điểm hái lộc linh thiêng

Người dân Việt Nam đi chùa theo truyền thống gia đình, từ đời ông bà, cha mẹ, con cháu. Ai ai đến chùa vào dịp đầu nằm đều mong muốn mọi người trong gia đình được bình an, hạnh phúc, làm ăn phát tài.

Không những thế, những dịp đầu xuân, khi tìm đến nơi cửa Phật, ta như tìm thấy sự thanh tịnh, hương thơm của những cây hương trầm, màu sắc của đèn hoa hay những mái chùa cổ kính, đơn sơ, rêu phong theo năm tháng.

Sau đây là 1 số địa điểm chùa thỉnh lộc may mắn đầu năm tại 3 miền bạn có thể tham khảo:

Địa điểm hái lộc có tiếng tại Miền Nam

Chùa Ngọc Hoàng
Chùa Ngọc Hoàng
  • Chùa Ngọc Hoàng
  • Chùa Bửu Long
  • Chùa Ông
  • Chùa Pháp Hoa
  • Chùa Hoàng Pháp
  • Chùa Vĩnh Nghiêm
  • Chùa Bá Ấn
  • Chùa Ông Bổn

Địa điểm hái lộc có tiếng tại Miền Trung

Chùa Hoằng Phúc
  • Chùa Hoằng Phúc
  • Chùa Thiên Mụ
  • Chùa Tử Đàm
  • Chùa Linh Ứng Sơn Trà
  • Chùa Bảo Lâm
  • Chùa Từ Vân
  • Chùa Cầu

Địa điểm hái lộc có tiếng tại Miền Bắc

Chùa Hương
Chùa Hương
  • Chùa Hương
  • Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
  • Chùa Bái Đỉnh
  • Chùa Tây Thiên
  • Đền Bà Chúa Kho
  • Chùa Ba Vàng
  • Chùa Dâu

NHỮNG LƯU Ý KHI ĐI CHÙA XIN LỘC CẦN NHỚ

Lưu ý trang phục khi đi chùa
Lưu ý trang phục khi đi chùa
  • Trang phục: Chùa là nơi linh thiêng, là cõi thanh tịnh, nơi thờ các Phật chính vì thế trang phục trang nghiêm là điều bắt buộc. Vào cửa chùa, bạn nên mặc những bộ quần áo lịch sự, kín đáo, tránh mặc váy hở hang, lòe loẹt, ngắn trên đầu gối. Bạn có thể mặc những bộ đồ nâu, đen của nhà Phật hay mặc những tà áo dài thể hiện nét đẹp của người con gái Việt Nam trong ngày đầu năm.
  • Không nên đi vào chùa bằng cửa Trung quan vì cửa đó chỉ dành cho bậc cao tăng, thiên từ, bậc khoa bảng đi vào chùa. Không những thể, bạn không được phép giẫm lên bậu cửa, phải bước qua bậu cửa.
Không nên đi vào chùa bằng cửa Trung quan
Không nên đi vào chùa bằng cửa Trung quan
  • Khi bạn muốn công đức cho chùa, thì nên đặt tiền vào hòm công đức chính, không lên đi đặt tiền tại các ban trong chùa.
  • Vào chùa, bạn không nên chụp ảnh, quay phim các bức tượng trong chùa.
  • Không đứng lễ hoặc quỳ chính giữa Phật đường lễ Phật vì đó là vị trí cao của trụ trì.
  • Không được tự ý lấy và sử dụng những đồ ở chùa về làm của riêng để sử dụng.
  • Không được hút thuốc lá, nhai kẹo cao su trong chùa.
  • Trước các tượng Phật cần thể hiện lòng kính trọng, cung kính, trang nghiêm, không nhìn ngang, ngó dọc, khệnh khạng.

HÁI LỘC MAY MẮN CÙNG XỔ SỐ THẦN TÀI TẠI WINBET889

Phong tục đi chùa đầu năm xin lộc đã trở thành một thói quen ăn sâu trong tiềm thức người Việt, nhất là những vùng quê. Việc hái lộc có thể hiểu là người dân lên chùa thắp một nén hương xin lộc để cầu mong công danh, sự nghiệp hay sức khỏe cho năm mới.

Vẫn còn nhiều cách để xin lộc tại nhà mà không cần đi xa chẳng hạn như: Khấn tổ tiên, đất đai nơi mình ở để xin lộc, làm việc thiện tích đức cũng là một cách để để xin lộc hiệu quả.

Hái lộc may mắn tại Winbet889
Hái lộc may mắn tại Winbet889

Ngoài ra người ta còn truyền tai nhau việc cúng thần tài để xin số may mắn vào năm mới cũng là 1 việc xin lộc mà không cần chen lấn, việc cầu khấn tại gia sau đó lựa chọn con số mình yêu thích vào năm mới để mua vé số cầu tài cũng là cách bạn mang về tài lộc cho chính mình và người thân.

Đến Winbet889 để mua số online tại đây với nhiều thể loại bạn chọn lựa: Xổ số tự chọn điện toán, Xổ số 3 miền, Xổ số Loto…xổ số thần tài, mang thần tài đến tận tay bạn.

Social Media

Most Popular

Scroll to Top